Vai trò của cha mẹ là tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Cách tốt nhất để làm điều này là khuyến khích và tạo cơ hội để trẻ chơi thường xuyên.

Mỗi loại trò chơi có những lợi ích nhất định, do đó cha mẹ có thể khuyến khích trẻ trải nghiệm nhiều kiểu chơi cũng như các loại đồ chơi, vật liệu khác nhau.

Chơi giúp trẻ phát triển toàn diện ở cả bốn lĩnh vực:

  • Thể chất
  • Nhận thức (Trí tuệ)
  • Cảm xúc
  • Tương tác xã hội

Thông qua vui chơi, mỗi lĩnh vực này đều được kích thích và phát triển ngay từ khi sinh ra và trong suốt những năm đầu đời.

Dưới đây là tổng quan về các dấu mốc phát triển của trẻ thông qua vui chơi và lợi ích của chơi:  

Về thể chất

Hoạt động thể chất rất quan trọng để phát triển các kỹ năng vận động. Chơi giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động, cảm giác và giải phóng năng lượng. Các phương diện sau đây được phát triển thông qua chơi:

  • Săn chắc và phát triển cơ bắp
  • Kỹ năng vận động tinh
  • Chuyển động khéo léo, uyển chuyển
  • Các kỹ năng vận động thô như kỹ năng nhảy, đá bóng…
  • Sức khỏe và thể lực
  • Phát triển các giác quan
  • Phối hợp và cân bằng
  • Thể lực

Về nhận thức

Vui chơi giúp xây dựng khả năng trí tuệ của trẻ. Qua chơi trẻ học được:

  • Các khái niệm
  • Sự tập trung
  • Sự sáng tạo
  • Khả năng tư duy như sắp xếp, phân loại,…
  • Hiểu biết
  • Ngôn ngữ và giao tiếp
  • Giải quyết vấn đề
  • Trí nhớ
  • Nhận thức thị giác
  • Kỹ năng nghe

Về cảm xúc

Phát triển cảm xúc cũng quan trọng như phát triển thể chất hoặc trí tuệ. Trẻ đạt được trí tuệ cảm xúc thông qua chơi và tìm hiểu về bản thân và cảm xúc của chính mình. Chơi thường là một trải nghiệm tích cực, qua đó trẻ học được:

  • Sự tự tin
  • Lòng tin
  • Thể hiện cảm xúc một cách lành mạnh
  • Hiểu cảm xúc tích cực và tiêu cực của mình
  • Khả năng tự kiểm soát
  • Năng lực (thông qua thành công khi chơi)
  • Đối mặt với xung đột và nỗi sợ hãi

Về tương tác xã hội

Vui chơi là một hoạt động xã hội và là cách để trẻ tiếp thu các kỹ năng xã hội và học cách tương tác với cha mẹ, gia đình và bạn bè đồng trang lứa. Thông qua chơi trẻ được học về:

  • Chuẩn mực xã hội phù hợp
  • Hợp tác – chia sẻ
  • Giải quyết xung đột
  • Đồng cảm và thông cảm
  • Dẫn đầu và làm theo
  • Kỹ năng ngôn ngữ xã hội
  • Quy tắc và trách nhiệm
  • Tham gia vào một nhóm
  • Tôn trọng đồ dùng của người khác

Một vài hoạt động chơi của trẻ trong 6 năm đầu đời

Đây là một danh sách ngắn thể hiện những trò chơi điển hình trong các giai đoạn khác nhau của trẻ, như được trình bày trong cuốn sách “The Young Child in Context: A psycho-social perspective” của Marike de Witt. Chúng mang tính tương đối và mỗi đứa trẻ là không hoàn toàn giống nhau.

Trẻ sơ sinh – 1 tuổi

  • Hoạt động miệng –bú và thực hiện các cử động môi khác
  • Tạo và nghe âm thanh
  • Chơi với hơi thở và nước bọt
  • Làm các hành động khác nhau với miệng
  • Chơi với các bộ phận cơ thể, tóc của mẹ, cúc áo,…
  • Chơi các trò chơi như “Ú Òa”
  • Chơi với đồ vật

Trẻ 1 – 3 tuổi

  • Bắt chước theo mẹ
  • Khám phá cơ thể của chính mình và của mẹ
  • Bắt đầu chơi trò chơi trốn tìm
  • Nhặt lên và thả xuống, xếp chồng lên nhau và đập xuống, lấp đầy và bỏ trống
  • Thử nghiệm với các chuyển động
  • Bắt đầu chơi tưởng tượng, ví dụ với thú nhồi bông, búp bê

Trẻ 3 – 4 Tuổi

  • Thu thập đồ vật
  • Tham gia vào các hoạt động cảm nhận và vận động
  • Thể hiện sự hiếu chiến thông qua các trò chơi, ví dụ như bắt chước một siêu anh hùng (tưởng tượng trở thành hiện thực và đi bắt kẻ xấu)
  • Chơi trò chơi về sự biến mất và xuất hiện trở lại (Trốn tìm)
  • Có thể tuân theo quy tắc chơi để đảm bảo an toàn
  • Đóng vai (ví dụ như đóng vai cha mẹ, cô giáo hoặc động vật)

Trẻ 4 – 5 Tuổi

  • Hiểu rõ hơn về tưởng tượng và thực tế ( ví dụ: giả vờ là một con gấu hoặc chơi với một con gấu đồ chơi, không nghĩ rằng nó là một)
  • Chơi tưởng tượng bao gồm các chủ đề rộng hơn bên ngoài gia đình, ví dụ như trạm cứu hỏa
  • Trò chơi bác sĩ y tá nảy sinh từ sự tò mò về cơ thể
  • Vai trò giới tính nam và nữ được nhấn mạnh trong trò chơi
  • Giao lưu nhiều hơn với người khác
  • Chú ý đến ăn mặc
  • Kiểm tra kỹ năng thể chất trong trò chơi

Trẻ 5 – 6 tuổi

  • Thường chơi các trò chơi được đề cập ở trên hoặc bắt đầu chơi các trò chơi có quy luật
  • Tham gia vào trò chơi tưởng tượng, nhưng với sự hiểu biết rõ ràng về tưởng tượng và thực tế
  • Đóng vai những tình huống căng thẳng hoặc cảm giác lo lắng thông qua trò chơi
  • Trò chơi đóng vai trở nên phức tạp hơn và cũng có thể được thực hiện thông qua các màn múa rối hoặc các câu chuyện được dàn dựng
  • Chơi trò đóng kịch đám cưới hoặc các câu truyện cổ tích lãng mạn

 Vai trò của phụ huynh và giáo viên trong trò chơi

Thông thường, vai trò của người lớn trong giờ chơi của trẻ chỉ là hiện diện. Vào những thời điểm khác, đó là tương tác và hỗ trợ trẻ học thông qua chơi.

Dưới đây là một số lời khuyên về cách hỗ trợ trẻ tốt nhất thông qua vui chơi:

  • Đảm bảo các hoạt động phù hợp với lứa tuổi
  • Dành đủ thời gian để chơi mỗi ngày, trong nhà và đặc biệt là ngoài trời
  • Thiết lập một môi trường an toàn để giảm thiểu việc ba mẹ liên tục nói “đừng”
  • Tạo môi trường học tập tích cực tại nhà
  • Diễn đạt bằng lời những gì trẻ đang làm để thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ.
  • Hướng dẫn trẻ trên 3 tuổi chia sẻ đồ chơi
  • Cho phép trẻ tận hưởng quá trình hơn là bảo chúng phải làm gì (ví dụ: xây tháp và vẽ bức tranh của riêng chúng).
  • Đặt câu hỏi thường xuyên để thúc đẩy giải quyết vấn đề
  • Cho phép trẻ tự do khám phá và làm bẩn trong khi chơi
  • Cung cấp đồ chơi và thiết bị giáo dục gây sự tò mò
  • Cung cấp quần áo và phụ kiện để chơi hóa trang và hãy để con tự chọn trang phục và không can thiệp vào trò chơi
  • Tập trung vào niềm vui của trò chơi, không chỉ vào chiến thắng
  • Giới thiệu một số trò chơi và hoạt động mới và dạy các quy tắc
  • Chơi các trò chơi dạy kỹ năng toán học và kỹ năng đọc sớm…

Làm thế nào bạn có thể dạy trẻ thông qua chơi

Điều tuyệt vời khi vui chơi là bạn có thể tham gia vào bất kỳ hoạt động vui chơi nào và con bạn sẽ học được nhiều kỹ năng. Ví dụ:

  • Hát một bài đồng dao và con bạn sẽ phát triển kỹ năng nghe, nhận thức thính giác, nhịp điệu, kỹ năng nói, kỹ năng đọc sớm,…
  • Làm đất nặn và con bạn sẽ học các kỹ năng toán học (đo lường), kiểm soát vận động tinh, sáng tạo, giải quyết vấn đề,…
  • Nếu con bạn đã đi học mẫu giáo, thời gian chúng ở nhà với bạn vẫn là thời gian học chính. Trẻ không ngừng học khi về nhà.